(LSĐT) - Ngày 25/11/2015, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức Lễ công bố và đón Bằng công nhận xã Vũ Lâm đạt chuẩn nông thôn mới. Tới dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Anh Quân – Phó Giám đốc Sở NN & PTNT; Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; đồng chí Bùi Văn Hiền – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy; thường trực HĐND; Lãnh đạo UBND huyện; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện; Lãnh đạo các xã, thị trấn.
Đồng chí Nguyễn Anh Quân – Phó Giám đốc Sở NN & PTNT thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011 – 2015 cho xã Vũ lâm, huyện Lạc Sơn

Xã Vũ Lâm là một trong 11 xã của tỉnh Hòa Bình được lựa chọn làm điểm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và cũng là một trong 03 xã mà huyện Lạc Sơn chọn làm xã điểm trong xây dựng NTM. Qua 5 năm thực hiện, xã Vũ Lâm đã được ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội. Đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Tích cực đưa giống, cây trồng mới chất lượng cao vào sản xuất… với tổng kinh phí huy động, sử dụng nguồn lực 128.868 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 11.378 triệu đồng (chiếm 8,8%), nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án: 31.446 triệu đồng (chiếm 24,4%), nguồn ngân sách xã: 635 triệu đồng (chiếm 0,49%), vốn vay tín dụng: 18.508 triệu đồng (chiếm 14,36%) và vốn do nhân dân đóng góp là 66.892 triệu đồng (chiếm 51,9%). Đến nay xã Vũ Lâm là xã đầu tiên của huyện Lạc Sơnđạt được 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. An ninh nông thôn, trật tự an toàn trên địa bàn đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 của xã ước đạt 20,5 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4%, tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên trên 98%...

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Bùi Văn Thắng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã chúc mừng và biểu dương những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Vũ Lâm đã đạt được trong thời gian qua. Để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đề nghị cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã Vũ Lâm cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung: Tiếp tục phát động phong trào thi đua “Xã Vũ Lâm chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 – 2020”; Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa; Tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hướng của tỉnh, của huyện; Thực hiện tốt đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững; Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị xã hội vững mạnh; Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; Phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần đưa bộ mặt nông thôn huyện Lạc Sơn ngày càng đổi mới.

Đồng chí Bùi Văn Thắng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM

Nhân dịp này, xã Vũ Lâm đã vinh dự được UBND tỉnh trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. UBND huyện Lạc Sơn tặng giấy khen cho 03 tập thể và 05 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới./

nguồn : lacson.hoabinh.gov.vn/
Bí quyết dùng thuốc nam chữa rắn cắn và trị chó dại của vợ chồng ông Hải nổi danh khắp vùng.
Cao nhân xứ Mường - Trị chó dại cắn rắn cắn
                                        Bà Lưu đang bôi thuốc thử cho một bệnh nhân bị chó cắn
Suốt mấy chục năm qua, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hải và bà Nguyễn Thị Lưu ở xóm Chu, xã Trung Minh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình miệt mài bốc thuốc cứu người. 

Hành thiện

Nhìn quanh ngôi nhà của ông, hàng trăm lọ nhựa đựng các loại lá thuốc khác nhau xếp thành hàng dài trên giá. Câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang khi một người phụ nữ chạc tuổi 30 đến nhà. Chị này tên Hoa, là bác sĩ ở bệnh viện tỉnh Hòa Bình.
Vừa gặp ông Hải, chị Hoa không giấu nổi nét âu lo. Trái với vẻ mặt đầy âu sầu của vị bác sĩ, ông Hải bình thản bảo: “Chị đừng lo quá! Bệnh tật thế nào nói tôi biết xem”. Lời chấn an của ông Hải giúp chị Hoa an lòng. Hóa ra chị Hoa bị chó cắn một vết rất sâu ở đùi trái. Mấy ngày qua, chị rất lo lắng vì sợ bị dính bệnh dại.
Không để bệnh nhân chờ lâu, bà Lưu nhanh chóng lấy mấy loại lá thuốc cho vào cối giã nhỏ. Khoảng 5 phút sau, ông Hải lấy nắm lá thuốc đó bôi một ít vào sống lưng và chà đi chà lại trên vết chó cắn. Khi nắm thuốc trên tay đã hết, bà Lưu nở nụ cười tươi: “Không sao đâu cháu ạ. Vết cắn không bị dính bệnh dại đâu”. Mọi việc diễn ra trong vài phút. Lúc này, chị Hoa mới thở phào nhẹ nhõm.
Chị Hoa kể, nghe mọi người nói vợ chồng ông Hải có cách thử chó dại cắn. Vốn là bác sĩ được đào tạo bài bản, chị cũng không tin lắm. Tuy nhiên, nhiều người thân của chị từng bị rắn độc rồi chó cắn trước đây đều xuống chỗ ông Hải chữa trị. Đến giờ mọi người đều an toàn, chứng tỏ những bài thuốc của vợ chồng ông Hải có tác dụng.
Quả thực, nếu chỉ nhìn qua cách thử thuốc xem chó cắn có bị dại hay không, ít người tin vợ chồng ông Hải làm được. Lát sau ông Hải vào nhà lấy cuốn sổ dày ra cho tôi xem. Trong đó ghi đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của tất cả những người đã từng đến chỗ ông chữa trị. Trong đó phần lớn là bị chó hoặc bị rắn độc cắn. Sau mỗi năm cuốn sổ này ngày một dày hơn.
Cách đây vài hôm, có một cháu bé ở huyện Kim Bôi bị rắn lục cắn. Gia đình đưa đến chỗ ông Hải trong tình trạng bất tỉnh. Xem qua vết rắn cắn, ông Hải liền bảo người nhà cháu bé tháo băng ra. Người nhà sợ tháo băng, độc tố sẽ chạy vào tim. Ai cũng không dám làm.
Ông Hải lấy lọ thuốc cho cháu bé uống. Sau vài phút, cậu bé dần hồi tỉnh. Cảm giác đau buốt khi độc tố vào người cũng tan biến. Người nhà cậu bé xin thêm thuốc nhưng ông Hải bảo: “Không cần đâu. Uống hết cái chai nhỏ này là khỏi”.

Cao nhân xứ Mường - Trị chó dại cắn rắn cắn
 Chân dung ông Hải

Tuy là người hành nghề bốc thuốc nhưng ông Hải lại không sống bằng nghề này, ông vẫn làm ruộng, tăng gia SX. Bà Lưu ngày ngày đi dạy học. “Nhìn ông ấy tận tụy cứu chữa người bệnh, tôi cũng tò mò tìm hiểu. Không ngờ ở xứ Mường này lại có nhiều loại lá cây kì diệu đến thế”, bà Lưu tâm sự.
Tranh thủ những ngày nghỉ, bà Lưu cũng lặn lội cùng chồng vào rừng tìm thuốc. Có hôm đi cả ngày mệt bở hơi tai mới kiếm được cây thuốc quý, bà Lưu càng hiểu và thông cảm hơn với nỗi đau đáu của chồng với cái nghề đang theo đuổi. Từ đó bà cũng say mê hỏi chồng từng loài cây, loại lá chữa bệnh. Chẳng mấy chốc, bà Lưu cũng có thể bốc được thuốc. Khi bà nghỉ hưu, người bệnh đến nhà ngày một nhiều, bà đã san sẻ được rất nhiều khó khăn với chồng.
Với người dân ở Hòa Bình, hầu như gia đình nào quanh thành phố cũng biết đến vợ chồng ông Hải đức độ, giàu lòng nhân ái. Tình yêu đã đưa họ đến với nhau và giờ cùng nhau chung sức làm việc thiện bốc thuốc cứu người.
Cũng giống như chồng, bà Lưu luôn lấy cái đức, cái tâm từ bi của mình để hành nghề. Ai đến cũng được vợ chồng bà tiếp đón và đối đãi tận tình. Không ít người nghèo quá đến lấy thuốc, ông Hải đã chữa trị cho miễn phí.
“Vợ chồng tôi được ăn lộc rừng, biết tìm cây thuốc cứu người. Mình càng phải ra sức cứu được càng nhiều người càng tốt. Làm nghề thuốc mấy chục năm, nhưng vợ chồng tôi không coi việc hành nghề để làm giàu. Cứu được một người tai qua nạn khỏi, tránh được bệnh tật là niềm vui và cũng là nguồn động viên để vợ chồng tôi làm nghề”, bà Lưu chia sẻ.

Được cao nhân truyền nghề

Bố mẹ ông Hải đều là người Mường lại biết nghề thuốc. Ông Hải cho hay: "Từ bà nội cho đến mẹ tôi đều là người giỏi bốc thuốc. Trước đây, ai bị đau ốm, các cụ đều dùng cây, lá ngoài rừng chữa bệnh, chứ không dùng thuốc Tây như bây giờ. Tiếng tăm và lòng tốt của bà nội tôi khi đó đã nổi tiếng khắp vùng".
Ông Hải là cháu đích tôn ở trong nhà, lại là người có duyên nghiệp với nghề thuốc nên được bà nội truyền nghề cho. Hằng ngày bà nội đi hái thuốc là ông đi theo sau. Dấu chân của hai bà cháu đã đặt lên khắp các cánh rừng của huyện Kỳ Sơn.
Sau mỗi năm lớn lên, ông Hải lại được bà nội chỉ cho thêm nhiều bài thuốc và cây thuốc khác nhau. Bà nội chỉ truyền miệng nên ông Hải phải tự nhớ và tự học thuộc những điều bà truyền dạy.
Năm lên 13 tuổi, ông Hải đã thuộc nằm lòng nhiều bài thuốc quý của người Mường. Ông có thể tự tin vào rừng hái lá thuốc về nhà cứu người. Đến giờ có một điều ông Hải vẫn không lý giải được về các bài cứu người đầy lạ lẫm mà bà nội truyền lại cho mình. Ngoài những vị thuốc nam ở ngoài rừng, bà con biết “mằn”, “hả”… tức là chữa bệnh dùng mẹo chứ không dùng thuốc.

Cao nhân xứ Mường - Trị chó dại cắn rắn cắn
Bài thuốc có thể biết được vết chó cắn có bị dại hay không

Nắm được những “bí kíp” chữa bệnh kì bí đó nhưng ông Hải cũng ít khi vận dụng. Năm 18 tuổi, ông lên đường nhập ngũ và đóng quân ở vùng Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Đây là cơ may giúp ông lĩnh hội được bài thuốc chữa chó dại cắn đầy hiệu nghiệm. Ngày đó, ở trong đơn vị có một anh nuôi bắt được con chó con rồi mang về bếp nuôi. Trong quá trình chăm sóc, dãi của con chó này lại rơi vào vết thương ở ngón tay của anh nuôi.
Anh nuôi không hề biết chú cún con kia bị dại. Khoảng 1 tuần từ khi bắt về nuôi, con chó bị chết. Ít lâu sau, anh nuôi lên cơn co giật. Mọi người đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đều “bó tay” vì cơn dại đã phát. Đơn vị vội vàng đưa anh đến nhà ông Nguyễn Quốc Hùng, một thầy lang nổi tiếng ở Lập Thạch để chữa trị.
Ông Hải là một trong những người lính đưa anh nuôi đến nhà ông Hùng. Qua câu chuyện của ông Hùng, ông Hải mới biết, ông Hùng có nhiều bài thuốc rất đặc biệt. Ông Hải đã được vị thầy lang kia nhận làm đệ tử và truyền lại cho những bài thuốc rất độc đáo để thử xem vết chó cắn có bị dại hay không. Vị này còn chỉ cho ông Hải biết bài thuốc nam chữa chó dại cắn khi bệnh chưa tái phát.
Sau 7 năm ở trong quân ngũ, ông Hải đã cứu được nhiều đồng đội nhờ bài thuốc độc đáo đó. Ngày ra quân, trở lại quê nhà, ông còn kì công nghiên cứu và tìm hiểu thêm nhiều bài thuốc của xứ Mường để bổ sung cho bài thuốc chữa chó dại cắn. “Đến giờ các trường hợp đưa đến tôi, nếu chưa bị phát dại, tôi đều có thể chữa trị được”, ông Hải tự tin khoe về tài năng của mình.

(Linh Nhi - Báo nongnghiep)
Xưa kia, châu Lạc Sơn được coi là một trong những trung tâm văn hóa cổ của tỉnh Hòa Bình. Tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập), các nhà khảo cổ học đã khai quật và thu được một số công cụ, hiện vật bằng đá, xương động vật vỡ vụn và dấu tích hạt lúa. Điều này chứng tỏ, nơi đây đã từng là địa điểm cư trú, chế tác công cụ lao động của người nguyên thủy.


Dưới triều Gia Long, vùng đất Lạc Sơn ngày nay được gọi là huyện Lạc Thổ, thuộc phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình, gồm ba tổng: Thạch Bi, Trung Hoàng và Quỳnh Côi.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, một số tỉnh mới được thành lập, trong đó có tỉnh Mường Hoà Bình. Khi ấy, tỉnh Hoà Bình có bốn phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Năm 1908, một phần của phủ Lạc Sơn được cắt chuyển về tỉnh Hà Nam và phủ Lạc Sơn được đổi thành châu Lạc Sơn, gồm 4 tổng: Lạc Thành, Lạc Đạo, Lạc Nghiệp và Lạc Thiện.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để đảm bảo các yêu cầu về an ninh - chính trị, Liên khu III quyết định chia một số xã lớn của huyện Lạc Sơn thành nhiều xã nhỏ hơn cho phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ khi ấy.

Theo đó, ngày 2-1-1955, xã Thạch Bi được chia thành 9 xã mới: Địch Giáo, Quy Mỹ, Do Nhân, Tuân Lộ, Phong Phú, Phú Vinh, Mỹ Hoà, Quyết Thắng và Phú Cường.

Ngày 25-8-1956, xã Dân Tiến được chia thành 5 xã mới: Xuất Hoá, Bình Hẻm, Văn Nghĩa, Yên Phú và Mỹ Thành; xã Đại Đồng được chia thành 4 xã mới: Liên Hoà, Yên Nghiệp, Đa Phúc và Ân Nghĩa.

Ngày 15-9-1956, xã Quyết Thắng được chia thành 6 xã mới: Ngổ Luông, Lỗ Sơn, Gia Mô, Phú Lương, Chí Đạo và Định Cư; xã Kiến Thiết được chia thành 5 xã mới: Phúc Tuy, Chí Thiện, Ngọc Mỹ, Văn Sơn và Thượng Cốc; xã Liên Cộng được chia thành 4 xã mới: Tân Mỹ, Hương Nhượng, Vũ Lâm và Liên Vũ.

Ngày 22-1-1957, Uỷ ban hành chính Liên khu III ra quyết định chia xã Đoàn Kết thành 5 xã mới: Thanh Hối, Đông Lai, Mãn Đức, Tử Nê và Quy Hậu; xã Mỹ Hoà được chia thành 3 xã mới: Mỹ Hoà, Trung Hoà và Ngòi Hoa; xã Tự Do được chia thành 3 xã mới: Ngọc Tân, Ngọc Sơn và Tự Do.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của địa phương và thể theo nguyện vọng của cán bộ và nhân dân địa phương, ngày 15-10-1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 480/TTg, tách huyện Lạc Sơn thành hai huyện mới: Lạc Sơn và Tân Lạc. Hiện nay, huyện Lạc Sơn mới có 29 đơn vị hành chính, gồm các xã Quý Hoà, Miền Đồi, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Văn Nghĩa, Văn Sơn, Tân Lập, Nhân Nghĩa, Thượng Cốc, Phú Lư­ơng, Phúc Tuy, Xuất Hoá, Yên Phú, Bình Hẻm, Chí Đạo, Chí Thiện, Bình Cảng, Bình Chân, Định C­ư, Hương Như­ợng, Liên Vũ, Ngọc Sơn, Tự Do, Vũ Lâm, Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp, Ngọc Lâu và thị trấn Vụ Bản.
LỜI MỞ ĐẦU:
- Mường.org - Xin gửi vài dòng tới các bạn, những hình ảnh sau đây được Mường.org tổng hợp trên internet về nét đẹp của những thiếu nữ mường, phụ nữ mường chúng ta. Những hình ảnh này  không ngoài mục đích là chia sẻ những hình ảnh đẹp nhất của những cô gái mường .
- Hình ảnh sưu tầm nên bản quyền thuộc về người chụp ảnh.Nếu một trong số những hình ảnh dưới đây có những hình ảnh thuộc bản quyền của tác giả nào thì hãy liên hệ qua email  admin@muong.org để được gỡ bỏ hoặc thêm tên tác giả thân mến!

SAU ĐÂY MUONG.ORG XIN GỬI TỚI BẠN ĐỌC GIẢ NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA CÁC CÔ GÁI MƯỜNG TRÊN TOÀN QUỐC
tổng hợp hình ảnh cô gái mường

Đọc thêm »

Để tổ chức đám cưới cho con, người dân tộc Mường ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến từng nhà dân bản xin gạo, tiền về làm đám. Sau rất nhiều những lễ nghi phức tạp, chàng trai mới được phép ở rể. Họ phải trải qua 3 năm thử thách mới nên vợ thành chồng.

Đi xin đồ cưới

Xã Phong Phú được mệnh danh là cái nôi của văn hóa của người Mường cổ. Tại đây vẫn còn giữa được những nét đặc trưng, độc đáo về lễ cưới cổ truyền của người dân tộc Mường Bi.

Bà Hà Thị Tiến, 63 tuổi, ở xóm Lồ là người nắm rõ về lễ cưới truyền thống của người Mường Bi, cho biết: "Lễ cưới xin của dân tộc Mường Bi phải thực hiện đủ các nghi thức: Chọn mờ (chọn mối), kháo tiếng (dạm ngõ), ti nòm (ăn hỏi), ti cháu, ti du (nhận rể, đón dâu), ti mộng (lại mặt).

"Cơm ngon vì miếng, tiếng tốt vì mờ" đã trở thành thành ngữ của người Mường nói về tầm quan trọng của bà mối. Họ chọn người mai mối rất kỹ lưỡng "Hèn yếu chớ đi đào dúi. Ngắn tiếng, ngắn miệng chớ đi làm mối". Xưa kia, nếu đôi trai gái người Mường lấy nhau mà sống không hạnh phúc thì người trong gia đình có thể gọi người đứng ra mai mối đến để phê phán và trách móc. Khi hai người có tình cảm với nhau và tính đến "kết tóc se duyên", họ sẽ nhờ người mai mối đến nhà gái ướm hỏi. Đồ lễ mang theo là một con lợn khoảng 20kg, cùng cau, trầu, rượu và gạo. Gia đình nhà gái sẽ không trả lời ngay mà xin đợi vài ngày. Mấy ngày sau, người làm mối sẽ đến nhà gái để thu nhận hối ý.

Tập tục cưới xin khiến cô dâu "sung sướng" của người Mường
Uống "hạo cần" ở nhà gái

Đọc thêm »
Lễ hội rước Bụt hang Khụ Dúng của dân tộc Mường Hòa Bình diễn ra vào ngày mồng 3 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Hang Khụ Dúng là nơi cư trú lý tưởng của người Mường Hòa Bình cách đây hàng vạn năm, là di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia.

Lễ rước Bụt hang Khụ Dúng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Đọc thêm »
Đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn của người Mường lại chính là bếp lửa. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện.

Bếp lửa - linh hồn chính trong ngôi nhà sàn người Mường

Đọc thêm »